Làm thế nào để tham gia vào CLB PIF?

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Trước tình hình tiền tệ thế giới biến động náo loạn qua mỗi năm, cùng với sự ảnh hưởng của khí hậu thất thường, hàng năm vào những mùa mưa bão trên forum và facebook PIF luôn tràn ngập những câu hỏi của các gà con về việc muốn tham gia PIF thì phải làm sao.

Trong bối cảnh lịch sử đó, với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm cao độ của một PIFer lão làng, bài này được post lên để hàng năm copy link cho đỡ khốn khổ các nhà biên tập và bình loạn viên phải lao tâm khổ tứ trả lời 1 câu hỏi mỗi năm mấy lần.

Để tránh lòng vòng mất thì giờ, câu trả lời cho câu hỏi ngắn gọn ở trên, cũng sẽ được trình bày một cách vô cùng súc-tích, lắng đọng và sâu sắc, đó là đọc link sau:

[Quy chế đánh giá, công nhận, phân loại thành viên CLB Nghiên cứu Khoa học khoa Điện-Điện tử]

Sau khi đọc xong, chúng ta sẽ chú ý thêm một vài vấn đề nữa:

[1] CLB được lập ra để giúp đỡ cho sinh viên (không quan trọng bạn đến từ đâu), là môi trường để Sinh viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, để trở thành kỹ sư nghiêm túc thời đại mới.

[2] CLB hoạt động trên tinh thần tự nguyện, hoàn toàn phi lợi nhuận. Thành viên PIF luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ, dìu dắt đàn em, nêu cao tinh thần Pay It Forward mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.

[3] CLB gồm các ban quản lý, ban cố vấn với thành viên là Thầy, Cô, anh chị Cựu sinh viên (cho nên có rất nhiều thành viên già cả trong forum này). Thành viên của CLB là sinh viên, chủ yếu là Sinh viên BK, phần đông là sinh viên khoa Điện. Tuy nhiên CLB còn có sự góp mặt đa dạng của các bạn rất tốt, rất Pay It Forward đến từ các trường khác nữa.

//để vào PIF, trước hết bạn phải biết những điều trên, để xem "nó" là ai, "nó" hoạt động kiểu gì để quyết định tham gia chứ.

[4] Theo quy chế trên, việc đầu tiên cần làm là bạn phải làm sao để trở thành Học viên của PIF:

+ Cần chú ý theo dõi thông báo tuyển sinh khoá mới của PIF, tham gia kì thi tuyển sinh đầu vào.

Xem thông tin về các khóa học của CLB: http://www.payitforward.edu.vn/wordpress/courses/

Ý nghĩa của kì thi này: Để hoàn thành đề thi tuyển sinh (khác nhau mỗi năm), bạn sẽ phải tự học một vài kỹ năng nào đó (có hướng dẫn); nhờ vậy bạn đã tích luỹ được 1 số kinh nghiệm làm "vốn liếng" để chuẩn bị cho khoá học. Ngoài ra, đề thi thường không khó, nhưng cũng có thể gây "choáng ngợp" cho các bạn mới làm quen, đây là một biện pháp tốt để trải nghiệm xem "tình yêu nghề" của bạn cao tới mức nào, bạn có đủ nghị lực - tâm huyết - quyết tâm để vượt qua thử thách đầu tiên hay không :3cool_adore:. Nếu vượt qua được nghĩa là tinh thần và bản lĩnh bạn đủ tốt để tham gia khoá học.

Đây là khoá đào tạo cơ bản về những kỹ năng nền tảng cho sinh viên khối ngành Điện - Điện tử (có thể cần cả cho SV Máy Tính, Cơ Khí,...), với nội dung chính là: kỹ năng thiết kế mạch điện tử (nôm na là làm mạch), kỹ năng lập trình với vi điều khiển (dùng một loại VĐK nào đó, hiện tại là MSP430), kỹ năng lập trình máy tính (dùng một ngôn ngữ hướng đối tượng, hiện tại là C#). Khoá học này, như tiêu chí của PIF, là khoá học để đào tạo, giúp đỡ đàn em, do các anh chị khoá trên nhiệt tình hướng dẫn và hoàn toàn miễn phí.

+ Khoá cơ bản này được đánh số tăng theo thứ tự, ví dụ đầu tiên là khoá C1 (gồm các anh SV k07, giờ đã lên chức bố mẹ), khoá trẻ nhất tính đến lúc update cái này là C15 (gồm các em bé K14 - K16).

+ Các "Xê" này là cơ sở để công nhận thành viên chính thức. Các bạn Học viên khi hoàn thành 1/2 khoá học (hoàn thành đề tài giữa kì) được xem như Thành viên Dự bị, sau khi hoàn tất khoá học (hoàn thành đề tài cuối kì, "bảo vệ trước hội đồng thẩm định năng lực chuyên môn") sẽ được công nhận là Thành Viên Chính Thức của PIF.

+ Thời gian tuyển khoá mới: Trước khi tuyển luôn có thông báo trước và thời gian đủ để cho các bạn tự học hành và chuẩn bị, đề thi + tài liệu hướng dẫn chi tiết cũng được đăng tải đầy đủ.

Khoá mới thường được tuyển đầu mỗi học kì, có năm tuyển vào đầu học kỳ hè, mỗi năm học tuyển 2 - 3 đợt. Một khoá học kéo dài khoảng 1 - 2 học kỳ.
 
Last edited by a moderator:
Top