Courses

Lộ trình các khoá học

Pay It Forward

Pay It Forward là một dự án chia sẻ kiến thức – đam mê – tâm huyết trong cộng đồng kỹ thuật điện – điện tử, khởi nguồn từ khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa TP. HCM.

Các khoá học của Pay It Forward đều miễn phí, do các Thầy Cô, Kỹ Sư, Sinh viên Bách Khoa tham gia giảng dạy.

Intro Courses: Điện tử cơ bản

Lớp điện tử cơ bản chỉ dành cho sinh viên năm Nhất, mở vào học kỳ thứ 1, ngay khi Tân sinh viên vừa nhập học. Lớp kéo dài từ tháng 9 – tháng 12. Cuối khoá tổ chức cuộc thi thường niên “HappyLED” để sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học.

Lớp điện tử cơ bản không thi đầu vào, không giới hạn số lượng (open-course).

Pre-courses (Pre-MCUbasic-course)

  • Đối tượng: Đối tượng thích hợp với pre-course là fresh-man, tức là chưa có, hoặc ít kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Pre-course được mở trước khi có thông báo tuyển sinh các lớp Cx.
  • Lớp Pre-course không giới hạn số lượng, tuy nhiên có giới hạn “độ tuổi” được tham dự, Pre-course thường dành cho sinh viên năm Nhất đến năm Ba.
  • Hình thức: Học tập trung trong một số buổi nhất định và tự học dựa trên các Tutorials và tài liệu được cung cấp.
  • Mục tiêu: Khoá học gồm hai mảng kiến thức chính sẽ được giảng dạy / kết hợp với việc tự học theo tài liệu được đăng tải online:
    • Electronics: Biết thiết kế và thi công mạch điện tử ở mức cơ bản (basic level).
    • Embedded Programming: Biết lập trình sử dụng ngôn ngữ C cho một hệ thống đơn giản với vi điều khiển.
    • Vi điều khiển (MCU) được lựa chọn cho các khoá học hiện nay là MSP430G2553 của Texas Instruments.
  • Kiểm tra đầu ra:
    • Outcome 1 – Electronics: Hoàn thành (thiết kế/thi công) một mạch điện tử theo yêu cầu của khoá học.
    • Outcome 2 – Embedded Programming: Lập trình với vi điều khiển ở mức độ đơn giản sử dụng mạch thực hiện ở Outcome 1, vận dụng được GPIO – Timer, hiển thị LEDs, đọc nút nhấn (buttons).

Sinh viên hoàn thành hai yêu cầu trên được công nhận là hoàn thành Pre-course.

Cx Courses (MCUbasic-courses)

  • Đối tượng: sinh viên hoàn thành Pre-course.

Kết thúc Pre-courses, sinh viên muốn tiếp tục tham gia các lớp Cx cần đăng ký dự thi “tuyển sinh đầu vào”. Nội dung thi là Outcomes của Pre-courses.

  • Hình thức: Học tập trung, 01 buổi/tuần, theo hướng project-based với sự hướng dẫn của Thầy/Cô, các anh chị Kỹ sư là cựu sinh viên, các anh chị sinh viên năm trên.
  • Mục tiêu:
    • MCU: hiểu và vận dụng được các module cơ bản của vi điều khiển (MCU) như Timer/Counter/PWM, UART, SPI, I2C.
    • Basic Analog & Power Electronics: Hiểu và thực hiện được các module nguồn cơ bản (LDO, DC/DC Converter, H-Bridge công suất nhỏ).
    • Nắm cơ bản về Giao tiếp với máy tính (PC) và lập trình hướng đối tượng dùng C#.
  • Kiểm tra đầu ra:
    • Hoàn thành các Projects theo yêu cầu từng bài học (30%).
    • Hoàn thành Projects cuối khóa (50%).
    • “Soft-skills”: Documents, clips, slide, presentation (20%).

Sinh viên hoàn thành các yêu cầu trên được công nhận là hoàn thành MCUbasic – Cource và trở thành Thành viên chính thức của PIF.

Advanced courses

Các khoá nâng cao chỉ dành cho Thành viên chính thức của PIF.

1) Coding Style

2) UML-Pseudocode

3) Advanced PCB Design

4) Introduction to OpenCV for Image Processing

5) Power Electronics: A Starting-Point

6) Advanced C# Programming

7) Embedded Systems

8) Motor Control Algorithms and Applications

9) Switched Mode Power Supply (SMPS): how they work?

10) How to Write a Science Research Paper?

11) Kalman Filter – Applications in Image Processing

12) Labview Overview

13) Teamwork Concept: Agile & Scrum

14) Probability for Engineering Applications.

Upcoming Courses

Intro course: Khoá dành cho Tân sinh viên K2017 được mở vào 09/2017 và được thông báo cho Tân sinh viên.

Pre-C17 (Pre-MCUBasic Course): Tháng 09/2017 (tham khảo thông báo Pre-C13).

C17 (MCUBasic Course, khoá thứ 17): Thi tuyển đầu vào dự kiến giữa tháng 10/2017 (cập nhật thông báo sau).

Advanced Courses: Dành cho PIFers và thông báo trực tiếp cho thành viên.

Comments are closed.