2. Điện trở

Loạt bài về:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN – DỤNG CỤ CƠ BẢN

DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

PHẦN 2: NHẬN DẠNG ĐIỆN TRỞ (R)

Các loại trở, tụ … dán (linh kiện dán bề mặt – SMD – Surface Mount Devices) sẽ được xem xét ở một bài viết khác, loạt bài này chỉ quan tâm tới các linh kiện hàn xuyên lỗ bình thường (ta sẽ gọi các linh kiện loại hàn-xuyên-lỗ là linh kiện thru-hole)

Đối với điện trở ta quan tâm 2 thông số chính:

–  Trị số (tất nhiên, ví dụ 1 Ohm, 2.7 kOhm, 1.5Mohm, …)

–  Công suất: Loại thường dùng nhất là 0.25W, người ta mặc định nói đến điện trở mà ko nói thêm “bao nhiêu watt” thì ai cũng hiểu là 1/4W.

Các loại lớn hơn: 1/2 W, 1W, 2W, 5W,…

Cũng có các loại điện trở công suất nhỏ hơn, tầm 1/8 W, 1/10W, … thường gặp đối với linh kiện SMD nên chưa bàn ở đây.

Ngoài ra ta còn phải để ý đến “sai số”. Tất nhiên, điện trở sai số 1% thì phải tốt hơn loại sai số 5%.

Các mức sai số: 20%, 10%, 5%, 2%, 1%, 0.5%, 0.25%, 0.1%.

Điện trở đương nhiên là loại linh kiện không phân biệt cực tính, khi gắn vào mạch chẳng cần phải xem đầu nào dương đầu nào âm.

2.1 Công suất: Công suất càng lớn thì kích thước điện trở càng bự (nhớ rằng trị số điện trở không ảnh hưởng tới kích thước nhé)

Hình 2.0: Điện trở với các mức công suất chịu đựng khác nhau: Bé nhất là 0.25W –>0.5W –> 1W, …

Hình 2.1 Điện trở 0.25W

Hình 2.2: Điện trở 0.25W và 0.5W

Hình 2.3: Điện trở 2W

Các loại điện trở tầm 5W, 7W trở lên thường được bọc trong sứ (khi hoạt động ở tầm công suất lớn, điện trở sẽ toả nhiệt nên mới phải nhét nó trong cái lớp sứ này).

Hình 2.4: Ví dụ điện trở công suất

Điện trở lớn nhất: 20W – 10 Ohm – sai số 5% (J)

2.2 Giá cả:

Điện trở bán trên thị trường Nhật tảo cũng có nhiều loại đẹp/xấu và giá cả chênh lệch nhau chút ít.

–  Loại 1/4W: Khi mua bạn chỉ cần đọc trị số điện trở (vd. 1 “ôm”, 4.7 “kí”, 56 “kí”, 1 “mê”…), loại này thì nhớ mua 100 con / lần, giá cả dao động từ 4k-5k/1 bịch (hay 1 dây) 100 con điện trở, tuỳ theo chất lượng điện trở và chỗ bán (đối với các linh kiện thì không nên mua ở tiệm Ngọc – giá luôn luôn đắt hơn những nơi khác) [giá năm 2011].

–  Loại điện trở > 1/4W: Công suất càng lớn thì giá càng mắc. Các loại này ta thường mua lẻ.

2.3 Đọc trị số theo vạch màu:

Thông thường điện trở có 2 loại: 4 vạch màu (hình 2.1, hình 2.3) và 5 vạch màu (hình 2.2). Trị số điện trở được quy định bởi bảng mã màu.

Hình 2.5: Bảng mã màu

Chúng ta cần nhớ thứ tự: Đen – Nâu – Đỏ – Lam – Vàng – Lục – Lam – Tím – Xám – Trắng ứng với các chữ số từ 0 –> 9.

Hình 2.6: Cách đọc trị số điện trở theo mã màu

–          Đối với điện trở 4 vạch màu:

2 vạch chỉ chữ số – 1 vạch hệ số nhân – vạch ngoài cùng là dung sai (sai số).

Loại điện trở 4 vạch màu có sai số là 5%, 10%, hay 20% với màu tương ứng trên bảng mã màu, cột thứ 3: 5% ứng với màu nhũ vàng, 10% ứng với màu nhũ bạc, nếu không có vạch sai số thì ứng với dung sai là 20%.

Hai màu này khác biệt với các màu chỉ chữ số còn lại, do đó ta thường dựa vào vạch màu nhũ vàng hay nhũ bạc để phân biệt nên đọc các vạch màu trên thân điện trở theo chiều nào.

Tất nhiên, vạch dung sai chỉ cho ta biết sai số, khi đọc giá trị chúng ta không đọc vạch này.

Ví dụ: Hình 2.6, bên trái: Lần lượt đọc là Vàng-Tím-Đỏ (4-7-2), trong đó Đỏ là vạch hệ số nhân ( x 102) Vậy giá trị điện trở là: 47 x 102 = 4700 Ohm = 4.7 kOhm.

Như hình điện trở này: ta thấy vạch ngoài cùng bên trái là màu nhũ vàng

–> sai số 5%, trị số sẽ được đọc từ bên phải sang: Nâu – Đen –  Đỏ (1 – 0 – 2)

–> Trị số là 10 x  102 = 1000 Ohm = 1 kOhm

Vàng – Tím – Nhũ Vàng

Nhũ vàng ứng với hệ số nhân (xem hình 2.4 cột 2) là 10-1 –> R = 47 x 10-1 = 4.7 Ohm

–    Đối với điện trở 5 vạch màu:

3 vạch màu đầu tiên là chữ số, vạch thứ 4 là hệ số nhân, vạch cuối cùng là sai số. Loại này thường gặp loại có sai số 1% hay 2% (vạch sai số màu nâu hoặc đỏ). Cách đọc

tương tự loại có 4 vạch màu. Ví dụ: Nâu – Đen – Đen – Nâu = 100 x 101 = 1000 Ohm = 1 kOhm

2.4 Đọc trị số điện trở ghi bằng số hoặc kí hiệu:

Một số loại điện trở không kí hiệu trị số bằng mã màu mà dùng kí tự hoặc số, như các loại điện trở dán, điện trở công suất,…

Ví dụ, điện trở có ghi trên thân dãy số: 101 thì giá trị của nó là 10 x 101 = 100 Ohm 472 => 47 x 102 = 4700 Ohm = 4k7 1001 => 100 x 101 = 1000 Ohm = 1k 4701 => 470 x 101 = 4k7

Chữ số cuối cùng là hệ số nhân.

Đọc giá trị sai số theo bảng sau:


2.5 Giá trị điện trở thực tế:

Chỉ có 1 số giá trị điện trở là được sản xuất, khi thiết kế cần lưu ý chọn giá trị điện trở sao cho có bán trên thị trường (mà lưu ý là điện trở với sai số 5% là dễ mua nhất, đầy cả chợ, 1% thì còn kiếm được, chứ nhỏ hơn 1% thì hiếm lắm :D).

Các giá trị điện trở:

Bảng 1 Các Series điện trở


Bảng 2 Các giá trị điện trở trong mỗi Series

Comments are closed.