Mạch nguồn tuyến tính 24V-12V-5V (3A) - 3.3V (500mA)

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Do nhận thấy nhu cầu cần một mạch nguồn kute để vọc cho các đề tài sắp tới của các team, đại ka post lại mạch nguồn tuyến tính dùng 78xx + con transitor công suất hơi bự một tí để gánh dòng hộ con 78xx.

Như các bạn đã biết, 78xx thường hoạt động không tới được 1A (hàng Nhật nên có khi tới 500mA là nóng quá shutdown luôn rồi).
Sử dụng nguyên lý như mạch sau, các bạn có thể tạo được nguồn có khả năng cấp dòng tới 3A với điều kiện là tản nhiệt tốt cho transistor + các con 78xx.

Lại như các bạn đã biết =)), nguồn tuyến tính (linear) kiểu như thế này sẽ có mức Drop-out lớn, mạch to, cồng kềnh và bị nóng khi gắn nhiều tải một tí.

Tuy nhiên không sao, mạch này vẫn hoạt động tốt trong 3 năm nay, và nếu bạn cần, bạn có thể làm cho mình 1 cái để xài dần.

Thông tin:
+ Input: 24VAC
+ Output: 24VDC, 12VDC, 5VDC, 3.3VDC
Các mức 24VDC, 12VDC, 5VDC có thể cấp tới 3A nếu tản nhiệt tốt.
Mức 3.3V có khả năng cấp dòng tuỳ vào linh kiện sử dụng (L1117 của hãng nào?)
+ Các connector output: domino, jackDC, header. Lưu ý header và jackDC chỉ dẫn dòng khoảng 1A.
+ Release: 4.0. (thay thế footprint công tắc cho mỗi mức nguồn)

Open source:
+ Schematic
+ Layout 1 lớp (orcad)
Code:
http://www.mediafire.com/?ck13fwka8r4w7cz
Lưu ý:
+ dùng kèm với biến áp 24V/5A :5cool_sweat: (để kéo dòng tải MAX, nếu bạn không cần xài nhiều thế thì 24V/3A cũng được).
+ Khi ủi nên lưu ý kẻo các đường mạch chạm nhau sẽ gây hậu quả.
+ Trở dùng trong mạch 4.7 Ohm, 2W, bạn nên đọc kĩ giá trị trước khi gắn. Nếu gắn nhầm 47 Ohm hay 470 Ohm mạch sẽ không chạy đúng.
+ BJT dùng B688 thay cho A1013 nhé.

Cái release 1.0 vào năm 2009 của em nó trông như sau:

(con LED bẻ cong 90 độ như trong hình sẽ làm mạch của bạn pro hơn =]] )
(với tản nhiệt nhỏ như trong hình bạn không chạy tới 3A được đâu nhé, tuy nhiên xài tạm cũng tốt rồi, chừng nào cần thì lắp cái bự hơn sau)

 
Last edited:
và cũng cho biết thêm là con Q2SA1302 dùng cho mạch nguồn này rất bá đạo trong các mạch khuyếch đại âm tần =)) đáng ra ko nên phí phạm em ấy vào những cái thế này:D
thành ra làm mạch nguồn vậy thôi, rồi sau này lấy riêng con đó làm head amp là sướng hết lỗ nhĩ nhé=))
 

bigboy061293

Thành Viên PIF
thằng Q2SA1302 này giá cực phiêu ... dao động từ 25 - 13 nghìn (chắc tùy vào khuôn mặt người mua :D ). Theo kinh nghiệm thì (dù khuôn mặt người mua có thế nào đi nữa :D ) thì mua chổ chuyên bán IC đối diện khu A (hay khu gì đó mà màu xanh dương) thì bán rẻ nhất. Còn mua mấy chổ khác, thì mắc hơn, có chổ còn không bán lẻ 1 con này vì nó đi theo cặp (hình như là QSB thì phải :D )
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
mạch này dùng B688 các chú ạ =]] rẻ hơn và dễ mua hơn. Con này đủ xài rồi.
 
Cái vụ mắc hai con song song, hồi học môn dụng cụ linh kiện thầy Thông có nhắc tới, thầy còn bỏ thời gian ra giảng tại sao là không được.
Bây giờ ta làm 1 thí nghiệm nhỏ, dùng volt kế đo điện áp ra trên 1 con ổn áp tuyến tính, sau đó lấy bật lửa hơ cho nó nong nóng thì điện áp ra sẽ tăng lên. Vì vậy khi ta mắc song song 2 con, xài một hồi nó nóng khác nhau vì dòng phân bố không đều dẫn tới 1 nóng và con kia rất nóng :D. Ổn áp xung mắc song song còn được, cái này chưa ai biểu mắc song song hết.
Các bạn chịu khó đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng đi chứ xài kiểu tuyến tính này hơi đi ngược với tinh thần chung. Nghiên cứu các loại nguồn có PFC chẳng hạn, các IC nguồn có tích hợp PFC có thể tìm thấy trong các cửa hàng sửa nguồn laptop với giá rất hữu nghị. Đương nhiên là hơi phức tạp nhưng đáng nghiên cứu về tính năng lẫn kiến thức.
Dù sao cũng phải công nhận là hàng đẹp :D
 

hnaoab

Gà mẹ
Cái vụ mắc hai con song song, hồi học môn dụng cụ linh kiện thầy Thông có nhắc tới, thầy còn bỏ thời gian ra giảng tại sao là không được.
Bây giờ ta làm 1 thí nghiệm nhỏ, dùng volt kế đo điện áp ra trên 1 con ổn áp tuyến tính, sau đó lấy bật lửa hơ cho nó nong nóng thì điện áp ra sẽ tăng lên. Vì vậy khi ta mắc song song 2 con, xài một hồi nó nóng khác nhau vì dòng phân bố không đều dẫn tới 1 nóng và con kia rất nóng :D. Ổn áp xung mắc song song còn được, cái này chưa ai biểu mắc song song hết.
Các bạn chịu khó đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng đi chứ xài kiểu tuyến tính này hơi đi ngược với tinh thần chung. Nghiên cứu các loại nguồn có PFC chẳng hạn, các IC nguồn có tích hợp PFC có thể tìm thấy trong các cửa hàng sửa nguồn laptop với giá rất hữu nghị. Đương nhiên là hơi phức tạp nhưng đáng nghiên cứu về tính năng lẫn kiến thức.
Dù sao cũng phải công nhận là hàng đẹp :D
Thanks bạn rất nhiều, trường hợp này mình vừa gặp xong :D, mắc song song 2 con lm1117, hết quả là 1 con nóng kinh :gach, chưa biết giải thích ntn ^^
 

thanhhung1992

Thành Viên PIF
nếu cần xài 2 hoặc 4 động cơ dc dòng cao thì xài nguồn xung hay nguồn tuyến tính tốt hơn vậy mọi người :-(
 

IceSandwich

Thành Viên PIF
nếu cần xài 2 hoặc 4 động cơ dc dòng cao thì xài nguồn xung hay nguồn tuyến tính tốt hơn vậy mọi người :-(
Nguồn động cơ thường là riêng với nguồn điều khiển, nếu muốn áp cố định, động cơ nhỏ thì dùng IC nguồn. Công suất lớn thì dùng cầu H, khi đó chỉ quan tâm áp với dòng của cầu H.
 
Dùng nguồn có dòng bé thôi, đừng dùng loại dòng to, em nó trùng dẫn hay gate driver chết thì mạch hem sao. Dùng ắc quy, gate driver chết bất tử là cháy luôn đứt luôn cái mạch in. Tốt nhất phải xài cầu chì loại dòng thấp thôi. Khi nào phần mềm và phần cứng đều chạy không tải ổn chuyển sang dùng pin để có dòng cao mà tải nặng. 2/4 động cơ thì chắc là làm xe cộ gì rồi.
 

Achi

Trứng gà
Cóa bbạn nào biết con Q2SA1302 chỗ nào rẽ <20K hem, tui quần Nhật Tảo k ra, chỉ có bán cặp 90K, k có datasheet nên tương đương chẳng bik luôn.
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Có thể dùng B688 để thay thế (đã trả lời ở trên).
Mạch nguồn tuyến tính phải tản nhiệt rất tốt mới hoạt động được full tải nhé.
 
Top