Bài 2

Tìm hiểu BJT và mạch dao động đa hài

Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng bread board, cách tính trở hạn dòng cho led, nắm các kiến thức cơ bản về tụ điện, BJT và ứng dụng vào thực hiện một mạch dao động đa hài.

Bài học được trình bày tóm tắt trong phần sau, và file tài liệu đầy đủ hơn của bài học được post ở cuối bài viết.

1. Kiến thức cơ bản về Bread board:

[IMG]

Cấu tạo: Bread board có nhiều lỗ cắm được nối sẵn với nhau nhằm liên kết các chân linh kiện. Phần nhựa bên trên có nhiệm vụ giữ chặt chân linh kiện, được làm bằng nhựa chịu nhiệt hoặc sứ, ngoài ra phần nhựa còn được thiết kếcó mấu gài nhằm mở rộng vô hạn bread board thông qua việc nối ghép nhiều bread board lại với nhau.

2. Làm chủ độ sáng của LED:

[IMG] Độ sáng của LED ( sáng mờ hay sáng chói ) phụ thuộc vào dòng đi qua LED. Dòng càng lớn thì độ sáng của LED càng tăng ( khoảng từ 5mA – 25mA tùy loại).  Theo sơ đồ trên ta có công thức:

I = (Vin – Ud)/R1

với Ud là điện áp rơi trên LED

Áp rơi trên LED (điện áp giữa 2 chân LED) tùy thuộc vào màu của LED tuy nhiên nó nằm ở tầm khoảng 2V
Như vậy khi ta thay đổi giá trị của trở thì I cũng thay đổi do đó đọ sáng của Led cũng sẽ thay đổi.

3. Tụ điện:

[IMG]Công thức tính trở kháng của tụ:
Z =   1/wC.
Với w là tần số của điện áp đưa vào tụ vì vậy đối với điện áp DC thì w = 0 nên |Zc| sẽ bằng vô cùng vì vậy tụ có tác dụng ngăn dòng DC (dòng một chiều).[IMG]

Điện áp trên tụ không tăng hay giảm đột ngột mà cần có 1 khoảng thời gian để thay đổi trạng thái. Quá trình điện áp trên tụ tăng gọi là quá trình nạp, và quá trình áp trên tụ giảm gọi là quá trình xả tụ. Thông số đặt trưng cho thời gian cần thiết để tụ thay đổi trạng thái, được gọi là thời hằng.
Dựa vào tính chất này mà người ta dùng tụ để lọc nguồn DC, tránh trường hợp nhiễu làm cho áp cấp cho các linh kiện trong mạch thay đổi 1 cách bất ngờ, làm hư hỏng linh kiện trên mạch.


4. Transistor lưỡng cực (BJT):

a/Giới thiệu:
[IMG]
BJT là một loại Transistor, là một linh kiện điện tử có thể điều khiển được
Phân loại: 2 loại là NPN với PNP
Ký hiệu A… , B… : Transistor thuận  PNP, thường có công suất nhỏ và tần số làm việc cao.VD: A1015, B733, 3AB20,…
Ký hiệu C… , D… : Transistor ngược NPN, thường có công suất lớn và tần số làm việc thấp hơn.VD: C1815, D1555, 3CP25…

b/Cách xác định chân:
Với loại Transistor công suất nhỏ
Chân E luôn ở bên trái, còn chân B và C tùy theo nước nào sản xuất
+ Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ C828, A564 thì chân C ở giữa , chân B ở bên phải.
+ Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên phải
Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì không theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng (tham khảo trong tài liệu bên dưới)
Với loại Transistor công suất lớn: Hầu hết đều có chung thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo datasheet của linh kiện để biết chính xác thứ tự chân cũng như các thông số qua trọng khác.

c/ Cấu tạo:
[IMG]
Về phương diện cấu tạo Transistor như 2 diode đấu ngược chiều nhau.
Gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N.
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực:
+ Lớp giữa gọi là cực gốc hay cực nền (Base) ký hiệu là B.
+ Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực  phát (Emitter) ký hiệu là E và cực thu hay cực góp (Collector) ký hiệu là C. Hai lớp này có cùng loại bán dẫn.
d/Các chế độ hoạt động:
BJT có 4 chế độ phân cực (mode hoạt động):
+  Chế độ ngắt.
+ Chế độ tích cực thuận (chế độ khuếch đại).
+ Chế độ ON-OFF (chế độ bão hòa: tương đương chức năng một công tắc điện tử).
Chế độ này sẽ được trình bày chi tiết trong tài liệu đi kèm.
+ Chế độ tích cực ngược.

5. Mạch dao động đa hài:

[IMG]
Mạch dao động đa hài là một mạch khá thông dụng. Nó có sơ đồ nguyên lý như hình bên. Nguyên lý hoạt động của mạch tương đối phức tạp và sẽ được trình bày trong tài liệu đi kèm.

[Link file đính kèm] đây là tài liệu trình bày một cách chi tiết về bài học này.

Comments are closed.